cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì?

Cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì? Cảm biến nhiệt độ Pt1000 là gì? hay cảm biến nhiệt độ loại nhiệt điện trở là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà khá nhiều bạn sinh viên hoặc kỹ sư mới vào nghề thường hay thắc mắc. Hôm nay, tôi xin phép được sử dụng một chút ít kiến thức mình biết được để chia sẻ với các bạn về loại cảm biến nhiệt độ thông dụng này trong các ứng dụng công nghiệp. Nếu có bất kỳ điều gì chưa đúng, rất mong các bạn đóng góp ý kiến với mình qua e-Mail tung@nonnuoc.com.vn / hoặc zalo 0932 764 899

Trong bài viết này, mình xin phép sử dụng các hình ảnh và tài liệu kỹ thuật của dòng cảm biến biến nhiệt độ Pt100 của hãng New-Flow để minh họa và phân tích rõ nét hơn.

Pt100 có thể hoặc động ở môi trường không khí bình thường, hoặc môi trường chống cháy nổ. Trong bài viết sau, mình sẽ phân tích rõ hơn về cảm biến nhiệt độ Pt100 chống cháy nổ

Đối với hãng New-Flow, họ có 3 dòng cảm biến nhiệt độ Pt100 như bên dưới, được phân loại theo cấu tạo và kiểu kết nối process connection của thiết bị:

Cảm biến biến nhiệt độ Pt100 của hãng New-Flow Type RCH

Cảm biến biến nhiệt độ Pt100 của hãng New-Flow Type RCN

Cảm biến biến nhiệt độ Pt100 của hãng New-Flow Type RCU

Cảm biến nhiệt độ Pt100 hay Pt1000 sẽ đo nhiệt độ dựa trên nguyên lý thay đổi đổi giá trị điện trở. Đối với Pt100 thì tại 0 độ C, giá trị điện trở đo được là 0 Ohm, đối với Pt1000 thì tại 0 độ C, giá trị điện trở đo được là 0 Ohm.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 thông thường được phân loại như sau Pt100 loại 2 dây, Pt100 loại 3 dây, Pt100 loại 4 dây. Pt100 có loại ruột đơn (1 x Pt100 – single) hoặc loại ruột kép (2 x Pt100 – double)

Dãy nhiệt độ thông thường mà cảm biến nhiệt độ Pt100 có thể đo được là từ -50 độ đến 850 độ C. Với các ứng dụng cần nhiệt độ cao hơn, các bạn nên sử chuyển sang sử dụng can nhiệt K (0-1200 độ C) hoặc can nhiệt S (0-1600 độ C) hoặc can nhiệt B (0-1700 độ C). Các ứng dụng lò hơi, lò dầu truyền nhiệt, lò nước nóng… thì các dòng can nhiệt K, can nhiệt S được ưa chuộng nhiều nhất.

Vậy cảm biến nhiệt nhiệt độ Pt100 loại 2 dây (2-wire) là gì ? cảm biến nhiệt nhiệt độ Pt100 loại 3 dây (3-wire) là gì ?

Cấu tạo cảm biến nhiệt nhiệt độ Pt100 loại 2 dây (2-wire), cảm biến nhiệt nhiệt độ Pt100 loại 3 dây (3-wire), cảm biến nhiệt nhiệt độ Pt100 loại 4 dây (4-wire) và sơ độ kết nối điện như thế nào? các bạn tham khảo hình bên dưới nhé.

Dưới đây là bảng phân tích sai số cảm biến nhiệt độ P100. Thông thường, nhà sản xuất sẽ phân loại cảm biến nhiệt độ theo sai số chuẩn Class A và Class B. Chuẩn Class A sẽ có sai số thấp hơn nên giá cũng sẽ cao hơn một chút. (vấn đề này tùy thuộc vào cách mỗi hãng định giá sản phẩm của mình).

Quan sát cấu tạo của ruột cảm biến nhiệt độ Pt100, các bạn có thể thấy, ruột cảm biến nhiệt độ Pt100 hoặc Pt1000 thường có ít nhất 2 sợi, trường hợp có 3 sợi hoặc 4 sợi thì đây chính là 2 dây bù. Vì khi kết nối điện, khoảng cách từ cảm biến về đến bộ điều khiển nhiệt độ, màn hình hiển thị, tủ điện hoặc PLC khá xa, nên sẽ dẫn đến sai số. nên sợi dây số 3 và sợi dây số 4 bù lại phần giá trị bị mất này.

Đối với cảm biến nhiệt độ loại Pt100, thì theo kinh nghiệm riêng của mình, hiện nay loại Pt100 3 dây (3-wire) được sử dụng phổ biến nhất với giá thành và chi phí thấp.

Trong một số ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao, khách hàng thường sử dụng cảm biến nhiệt độ Pt100 loại 4 dây (4-wire)

Còn đối với cảm biến nhiệt độ Pt1000, thì loại Class A 2 dây lại là loại sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng loại 3 dây, 4 dây tùy vào ngân sách kinh tế và đòi hỏi kỹ thuật của từng dự án cụ thể.

Rất cảm ơn các bạn đã dành chút ít thời gian đọc qua bài viết của mình. Nếu có gì sai xót, mong các bạn bỏ qua và đóng góp ý kiến giúp mình về địa chỉ e-Mail seven.rau@gmail.com

Trong trường hợp các bạn cần mình hỗ trợ báo giá, các bạn có thể liên hệ với mình qua e-Mail bên trên hoặc zalo 0932 764 899.

Xin chân thành cảm ơn !

Nguyễn Thành Tùng

SDT: 0932 764 899

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *